Cách xử lý tường phòng ngủ bị mốc đen và có mùi hôi khó chịu

Cách xử lý tường phòng ngủ bị mốc đen và có mùi hôi khó chịu

Căn hộ cao cấp, nhà riêng được đầu tư chỉn chu từng chi tiết cứ nghĩ sẽ luôn an toàn trong những ngày độ ẩm cao nhưng sự thật thì không. Vừa bước vào mùa mưa, tường phòng ngủ đã ẩm mốc rất khó chịu. Các bào tử nấm mốc này không chỉ gây mất thẩm mỹ, tạo ra mùi hôi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe não bộ, gây nên các bệnh về đường hô hấp và da. Vậy có cách xử lý tường phòng ngủ bị mốc và mùi hôi này không?

1. Nguyên nhân khiến tường phòng ngủ bị mốc

Hiểu rõ các nguyên nhân sẽ giúp bạn phòng tránh và xử lý nhanh chóng, đảm bảo không gian sống luôn khô thoáng, an toàn. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến tường phòng ngủ bị mốc.

– Độ ẩm cao trong không khí: Ở những khu vực có khí hậu ẩm ướt, đặc biệt là vào mùa mưa, độ ẩm trong không khí tăng cao khiến hơi ẩm dễ dàng thẩm thấu qua tường, gây ra hiện tượng ẩm mốc.

– Hệ thống thông gió kém: Phòng ngủ không có hệ thống thông gió tốt sẽ dễ bị ứ đọng không khí ẩm. Khi hơi ẩm không thoát ra được, nó sẽ bám vào tường và tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

– Rò rỉ nước từ các ống dẫn: Đường ống nước bị rò rỉ, đặc biệt là những vị trí gần phòng ngủ, có thể làm cho tường bị ngấm nước, tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc phát triển và lan rộng.

– Thiếu ánh sáng tự nhiên: Phòng ngủ thiếu ánh sáng tự nhiên thường có độ ẩm cao hơn và khó khô ráo, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc.

– Chất lượng sơn tường không tốt: Nếu sử dụng loại sơn kém chất lượng hoặc không có khả năng chống thấm, tường sẽ dễ bị hút ẩm và trở nên mốc sau một thời gian ngắn…

Hiểu rõ các nguyên nhân khiến tường phòng ngủ bị mốc sẽ giúp bạn phòng tránh và xử lý nhanh chóng
Hiểu rõ các nguyên nhân khiến tường phòng ngủ bị mốc sẽ giúp bạn phòng tránh và xử lý nhanh chóng

2. Cách xử lý tường phòng ngủ bị mốc đen và mùi hôi khó chịu

2.1 Cách xử lý tường phòng ngủ bị mốc đen

Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu phổ biến như chanh tươi, giấm, baking soda hay oxy già để xử lý vết mốc trên tường.

  • Sử dụng chanh tươi: Nhờ chứa nhiều axit citric, chanh tươi có khả năng tẩy rửa mạnh. Bạn có thể rửa / lau sơ qua tường bằng nước sạch, sau đó chà chanh tươi hoặc thoa nước cốt chanh lên vùng bị nấm mốc, rồi dùng bàn chải chà sạch.
  • Dùng giấm: Bạn chỉ cần pha giấm vào nước theo tỉ lệ 1:1 rồi cho chút muối ăn vào và đun sôi lên, sau đó dùng cây lăn sơn để lăn lên tường.
  • Dùng baking soda: Cách làm cũng gần tương tự như khi dùng giấm trắng. Bạn chỉ cần hoà tan bột baking soda với nước theo tỷ lệ 1:5 rồi sau đó dùng cây lăn sơn lăn lên khu vực tường có nấm mốc.
  • Sử dụng oxy già: Bạn cho dung dịch oxy già 3% nguyên chất vào bình xịt để xịt trực tiếp lên tường nấm mốc rồi chờ khoảng 15 phút cho dung dịch thẩm thấu. Khi dùng  khăn sạch lau khô đi, các vết nấm mốc cũng theo đó mà đi.

Lưu ý: Dù thực hiện bất kỳ phương pháp nào, trước khi áp dụng trên diện tích lớn, bạn nên thử tại một vùng nhỏ của tường để đảm bảo không gây hư hại hay làm phai màu sơn tường.

Đối với những vết mốc nặng, để xử lý triệt để vấn đề bạn cần xác định rõ nguyên nhân. Nếu do tường bị thấm ngấm, bạn cần tiến hành xử lý chống thấm, chống ẩm. Nên xử lý các mặt tường cả phía trong và ngoài tại khu vực bị ẩm mốc. 

Gợi ý một số cách giúp xử lý nấm mốc trên tường

2.2. Cách xử lý mùi hôi khó chịu

Bào tử nấm mốc có thể phát tán trong không khí và bám vào rèm cửa, giường, tủ quần áo, bàn ghế và các vật dụng mềm khác như chăn, đệm… Vì thế, cần vệ sinh toàn bộ đồ đạc trong phòng để không còn sót lại bào tử nấm mốc nào.

Ngoài ra, nấm mốc thường đi kèm với mùi hôi ẩm rất khó chịu và rèm cửa có thể giữ mùi này lâu hơn so với các bề mặt cứng. Nên giặt sạch rèm cửa và phơi dưới nắng mắt trời. Nếu trên rèm cửa cũng có vết mốc; có thể dùng baking soda, thuốc tẩy oxy và xà phòng  để làm sạch bằng cách:

Cách 1: Dùng baking soda và thuốc tẩy oxy:

– Trộn baking soda và thuốc tẩy oxy vào nước ấm theo tỷ lệ 1:1 để tạo thành hỗn hợp sệt.

– Bôi lớp hỗn hợp đã trộn lên vùng rèm bị nấm mốc và để trong khoảng một giờ.

– Lau sạch hỗn hợp và giặt rèm bằng máy giặt hoặc giặt tay. 

– Sau khi rèm đã được làm sạch, bạn nên phơi ngoài ánh nắng mặt trời.

Cách 2: Dùng nước giặt và thuốc tẩy gốc oxy hóa dạng bột:

  • Đổ nước ở nhiệt độ 40°C vào chậu và hòa tan cùng thuốc tẩy gốc oxy với lượng vừa đủ.  
  • Tiếp theo, cho phần vải rèm cửa bị nấm mốc vào dung dịch và để ngâm khoảng 1 giờ.
  • Sau khi ngâm, bạn mang rèm đi giặt sạch bằng máy hoặc giặt tay rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Nấm mốc thường đi kèm với mùi hôi ẩm rất khó chịu và rèm cửa có thể giữ mùi này lâu hơn so với các bề mặt cứng

3. Sử dụng máy hút ẩm để ngăn ngừa nấm mốc

Đặc biệt, để loại bỏ độ ẩm dư thừa trong không khí, ngăn nấm mốc phát tán và lây lan trở lại thì bạn nên sử dụng máy hút ẩm Wood’s:

  • Thiết bị có công suất mạnh mẽ, giúp kiểm soát độ ẩm cho không khí luôn khô thoáng, ngăn ngừa nấm mốc, tránh nhện làm tổ.
  • Ngăn chặn quá trình phát tán của bào tử nấm mốc, các loại bụi và phấn hoa thông qua bộ lọc để không khí trong lành và an toàn hơn.
  • Hỗ trợ cho rèm cửa, chăn nệm, tủ quần áo hay các vật dụng khác trong gia đình luôn khô ráo.
  • Không chỉ loại bỏ bào tử nấm mốc trong không khí mà còn bảo vệ toàn diện cho ngôi nhà và đồ nội thất.
  • Công nghệ tiên tiến từ Thụy Điển: Wood’s là chuyên gia hàng đầu châu Âu về hút ẩm và làm sạch không khí.
Dòng máy hút ẩm Wood’s có rất nhiều model cho bạn lựa chọn

Sau khi đã xử lý mốc trên tường và trong không khí; bạn nên sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên như  bạc hà, sả, oải hương, hoa Lily… sẽ giúp mang lại hương thơm dễ chịu cho phòng ngủ. 

Sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên để xóa đi mùi hôi của nấm mốc

Hy vọng rằng với những thông tin trên, chúng tôi đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong cách xử lý tường phòng ngủ bị mốc đen và có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, nếu cần tư vấn về máy hút ẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ 24/7.

——————————————

WOOD’S VIỆT NAM

Fanpage: Wood’s Việt Nam